Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Cải cách giáo dục

Giáo dục Việt Nam: cải cách nửa phần


Nhiều năm nay, trong các trường phổ thông ở Việt Nam, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quen thuộc. Nhưng không rõ liệu có bao nhiêu thầy, trò tự giải thích cái ý nghĩa của câu ngạn ngữ ấy, và họ giải thích ra sao? “Văn” thì có vẻ dễ hiểu, nó là tri thức, nhưng còn “lễ” là cái gì thì không dễ giải thích.

Trong cuốn Nho Giáo của cụ Trần Trọng Kim về chữ Lễ được phân tích rất cầu kỳ, kỹ lưỡng, chỉ xin trích một đoạn tóm lược, gồm bốn ý:

  1. Hàm dưỡng tính tình;
  2. Giữ tình cảm cho thích hợp đạo trung.
  3. Định lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới cho phân minh.
  4. Tiết chế cái thường tình của người ta.

Nhưng một khẩu hiệu mang hơi hướng đạo lý Nho giáo, được áp dụng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong một xã hội với nền kinh tế thị trường và bang giao quốc tế rộng mở, hiểu biết và quan niệm trong lớp trẻ về các quyền tự do cá nhân đã thay đổi rất nhiều so với chỉ mươi năm về trước, thì sẽ càng khó thêm để hiểu cho đúng, ngay cả với thầy chứ chưa nói tới trò.

Cho nên, nếu tìm một khái niệm cho đơn giản dễ hiểu, thì “học lễ” là rèn lối sống sao cho thành người tử tế, văn minh. Nhưng quan niệm về dạy chữ “lễ” ở mỗi người mỗi khác nhau. Có người thì cho là dạy theo đúng lễ giáo phong kiến xưa; người khác muốn phải như thời ở miền Bắc cách nay nửa thế kỷ; lại có người cho là phải học theo lối sống văn minh phương Tây (mà như Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia châu Á cũng có truyền thống Nho giáo lâu đời đã làm được).

Trên thực tế trong nhiều năm qua đã nổi lên hai mối nguy lớn qua việc soi chiếu vào câu khẩu hiệu này. Đó là: quá chú trọng “văn”, tức là trí dục, trong khi với “lễ” – đức dục – lại vừa quá coi thường, vừa tiếp tục đi theo lối mòn nguy hiểm. Điều này dễ thấy ngay trong các chương trình gọi là cải cách, hoàn toàn tập trung vào nội dung, chương trình dạy, học, thi cử. Nhiều kiến nghị của các bậc trí thức, nhà giáo uy tín, có kinh nghiệm cũng đều tập trung nói về trí dục, tức học văn, còn chữ lễ có nói tới cũng thường được lồng trong chương trình học, không có tính hệ thống. (Có chăng người ta chỉ sửa nội dung môn Giáo dục Công dân. Song, đâu phải chỉ môn này là tác động tới tư cách con người học sinh trong suốt 12 năm học?)

Không khó để giải thích vì sao. Đó chủ yếu là do tính nhạy cảm của vấn đề.

Bài này xin gợi mở một vài điều quanh khái niệm học lễ – đức dục – trong trường phổ thông. Nó liên quan tới một hệ thống từ tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm của bộ máy quản lý giáo dục, của thầy cô, cho tới những nguyên tắc quản lý học sinh, tổ chức hoạt động của trường lớp,… rồi cả một hệ thống chính trị gồm Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, tổ chức bộ máy trường lớp, tiêu chí đánh giá thầy cô, học sinh… Tầng tầng lớp lớp rất nặng nề, với vô vàn những quy định tùy tiện (tựa những văn bản dưới luật trong điều hành bộ máy nhà nước) kìm hãm sự phát triển tự nhiên từ trẻ thơ cho tới trưởng thành, thậm chí là căn nguyên lớn cho lối sống đạo đức giả, dối trá mà ngành giáo dục trong hơn một năm qua phát động tuyên chiến.

Tuy nhiên, để tiện hình dung, so sánh, rút kinh nghiệm, phần hai của bài sẽ dẫn chứng phương pháp dạy, học liên quan tới đức dục của nền giáo dục miền Nam trước 1975 và một vài dẫn chứng đối chiếu với giáo dục Mỹ (môi trường mà Chính phủ Việt Nam mới đây đã rất quan tâm và có những bước đi mạnh mẽ tìm sự trợ giúp).

Phần Một

1. Hạnh kiểm: đánh giá đạo đức học sinh.

Lớp mẫu giáo: đã có phương pháp sơ khai là phiếu bé ngoan được phát vào ngày cuối tuần. Trên thực tế phiếu bé ngoan có ít nhất năm điều tai hại:

  • Rất hình thức, gần như các cháu đều được.
  • Mang tính hù doạ (ít khóc, ít tè dầm- ị đùn… là được), tạo tâm lý lo sợ mỗi ngày, mỗi cuối tuần, thui chột bản chất hồn nhiên.
  • Trao quyền sinh sát quá lớn cho cô giáo khi không có tiêu chuẩn, cơ chế đánh giá gì rõ ràng, tạo dần thói quen e sợ cấp trên cho trẻ ngay từ bé.
  • Gây cảnh bất công phi lý (khi chỉ có hai loại: được hoặc không được phiếu, tức là “hư” hoặc “ngoan”).
  • Tác động xấu tới cả cha mẹ trong phương pháp giáo dục con cái.

Cấp 1, cấp 2, và cấp 3:

Từ lớp một đến mười hai, hạnh kiểm xếp theo 4 tiêu chuẩn: tốt, khá, trung bình, và yếu. Cách xếp loại này cũng khá hình thức, tuỳ thuộc nhận thức và tùy tiện ở thầy cô. Tai hại nhất là một quan niệm rất phổ biến: hễ học sinh nào hiền lành, ít đùa nghịch, không “cãi lại” thầy cô thì thường được gọi là “ngoan”, dễ được hạnh kiểm tốt. Trong khi việc đánh giá hạnh kiểm lại vô cùng quan trọng và đôi khi trở thành ác mộng cho các em vì ảnh hưởng việc chuyển cấp, chuyển trường, và vào đại học…

Hậu quả của vấn đề đánh giá hạnh kiểm này ở cấp 1, 2 , 3 là nảy sinh dối trá và tiêu cực. Thêm vào đó, việc đánh giá hạnh kiểm hoàn toàn bất công và không khách quan. Điển hình là một mình giáo viên chủ nhiệm mà được trao quyền quyết định sinh mệnh chính trị của năm sáu chục con người, trong khi với chính họ và đội ngũ công chức, để đánh giá tư cách phải có quy trình bình bầu rất công phu.

Đề xuất chung là nên bỏ hoàn toàn cách đánh giá hạnh kiểm này.

2. Quy chế. Kỷ luật:

– Học sinh lớp mẫu giáo được dạy phải ngồi im và khoanh tay nghe cô giảng, hát đồng ca, vỗ tay khi cô yêu cầu, cô hỏi thì phải thưa đồng loạt, ít được tự do chạy chơi vui đùa hồn nhiên. Phương pháp dạy dỗ này một phần bị ảnh hưởng bởi điều kiện dạy, học, đời sống giáo viên thấp kém.

– Vào trường phổ thông là hàng loạt quy định nghiêm ngặt từ nhà trường cho tới thầy cô chủ nhiệm, từ quy chế nhà trường cho tới quy định riêng tùy hứng của thầy cô. Học sinh có được biết, học và kiểm soát việc thi hành Luật Giáo dục để được tự bảo vệ mình không? E rằng điều này quá xa lạ với các em, trong khi những thứ dưới luật thì vô thiên lủng. Xin đơn cử:

  • Hàng tuần có buổi xếp hàng nghe đọc điểm thi đua rất chi tiết, nêu tên lớp, học sinh vi phạm… Mức độ nhiều ít, coi trọng tới đâu đều tùy trường – nông thôn hay thành phố, trường điểm hay bình thường, tư thục hay công lập – nhưng tóm lại là rất tùy tiện. Việc này vừa mất thì giờ, vừa gây tâm lý nặng nề, ý thức ganh đua hình thức, sinh bất công, thậm chí xúc phạm nhân phẩm học sinh.
  • Thầy cô (thường là chủ nhiệm lớp) hầu như được tuỳ ý đưa ra quy định đánh giá hoặc hình phạt với trò, từ không được nhuộm tóc; tóc ngắn quá / dài quá thì bắt kiểm điểm, đuổi về, xỉ vả; cho đến vui chơi đùa nghịch gây khó chịu cho thầy cô đều có thể bị nhận hình phạt dưới đủ mọi hình thức tùy theo tâm trạng, tính cách, thái độ yêu/ghét thầy cô, và cả “sáng kiến” một khi họ tự cho là mình “bất lực”, phải tìm phương pháp mới. Những hiện tượng hành hạ học sinh mà báo chí mấy năm nay đưa rất nhiều là minh chứng rõ nhất.
  • Một hiện tượng khá nghiêm trọng hiện nay liên quan tới vấn đề kỷ luật học sinh là: do hệ thống giáo dục Việt Nam từ nhiều năm không khuyến khích phát triển tư thục, nên nó như một thứ doanh nghiệp nhà nước độc quyền (bán một thứ hàng hóa quá ư đặc biệt, khách hàng không bao giờ được nắm đằng chuôi, như “đâm lao phải theo lao”) nên việc xin học, chuyển trường/lớp rất gian nan, phản ánh những sai trái của giáo viên, nhà trường là đối mặt với nguy hiểm. Từ đó, nảy sinh thái độ cửa quyền từ thầy cô, nhà trường.

Một khi học sinh bị vi phạm với mức độ nào đó, lớp, nhà trường có thể tìm cách ép dưới mọi hình thức để học sinh đó phải chuyển đi, đảm bảo không khí trong lành cho riêng mình. Đây là một thứ như “hù doạ” cho cả phụ huynh lẫn trò, từ đó họ phải chịu sức ép để mà ngoan ngoãn dưới mọi hình thức.

Muốn sửa căn bản thói quen lâu đời làm mụ mị lớp trẻ này, phải đảo ngược các quy định, đó là thay vì để cho giáo viên tự có quyền dường như vô hạn, thì nay hãy dần dần đặt ra các hình phạt với giáo viên nếu trong phương pháp giáo dục có biểu hiện xúc phạm hay hạn chế khả năng phát triển tính tự chủ của học sinh. Đồng thời có cơ chế thích hợp để học sinh được có ý kiến riêng của mình, tốt nhất là mở diễn đàn trên blog hoặc web cho trường, lớp, giao cho học sinh tự quản. Cách làm này cũng sẽ hạn chế phần nào tiêu cực từ phía thầy cô (ép học thêm, bạo hành…)

3. Hệ thống quản lý: quá nhiều, gồm có giáo viên chủ nhiệm, ban lãnh đạo lớp, giám thị, sao đỏ, sổ liên lạc, ban phụ huynh.

– Giáo viên chủ nhiệm: tình cảm của các em học sinh vui, buồn sướng khổ phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm. Học sinh không được cãi lại thầy cô giáo, không biết nơi nào để có thể phản ánh những sai trái và bày tỏ sự tín nhiệm hay không với giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó, lương, điều kiện sống, làm việc của giáo viên lại kém so với rất nhiều ngành nghề khác, đem tới hậu quả tiêu cực dưới nhiều hình thức. Từ đó có hiện tượng tập trung quyền “sinh sát” trong tay của giáo viên chủ nhiệm. Trước hết liên quan tới hạnh kiểm – một vấn đề rất hệ trọng với học sinh, nhưng lại rất mơ hồ về cách xếp loại. Cần có thay đổi ngay quyền hạn, trách nhiệm của vị trí này. Tốt nhất giáo viên chủ nhiệm chỉ nên là người chăm sóc tinh thần cho học sinh, tuyệt đối không có quyền đánh giá hạnh kiểm. Việc này đi đôi với hủy bỏ chế độ đánh giá hạnh kiểm học sinh.

– Ban lãnh đạo lớp: nếu tính tất cả những học sinh có chức vị trong lớp thì có thể chiếm tới 1/4 sĩ số (lớp trưởng/phó, tổ trưởng/phó, cán bộ đoàn/đội, sao đỏ,…). Số này thường được thầy cô chủ nhiệm cử, nếu có được học sinh bầu cũng chỉ là hình thức. Tâm lý háo danh, ham quyền lực, tình trạng bất bình đẳng, mất đi chất hồn nhiên tuổi trẻ dễ phát sinh từ đây.

– Giám thị: nhiều năm nay có thêm hệ thống này, thường là các thầy giáo đã nghỉ hưu đảm trách, lãnh trách nhiệm như cảnh sát trật tự, nhưng quyền hạn không rõ ràng, hành xử hầu như theo cảm tính. Họ cần được hạn chế tối thiểu quyền, tốt nhất chỉ nên đóng vai trò quan sát, nhắc nhở chung.

– Sao đỏ: là những học sinh thường “ngoan”, có năng lực phát hiện và chịu mách thầy cô những vi phạm kỷ luật của bạn bè. Đội ngũ này hình thành trong hàng chục năm qua, góp phần giữ không khí kỷ luật trong trường, lớp. Thế nhưng, mặt trái của nó dường như chưa bao giờ được xem xét. Đó là gây không khí căng thẳng, ganh đua không cần thiết, mất hồn nhiên của tuổi trẻ, nghi kỵ lẫn nhau, kích thích thói đam mê quyền lực, cậy quyền cậy thế, nịnh hót, dò xét thóc mách… giữa học sinh với nhau. Cần bỏ hoàn toàn.

– Ban phụ huynh: nhiều năm nay, do những đặc thù nêu trên, nên vai trò như cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh / học trò của tổ chức này rất yếu. Hầu như họ được cô chủ nhiệm chỉ định, chỉ làm nhiệm vụ giải quyết chính sách chế độ với thầy cô; khá hơn thì vài lần tổ chức cho trò đi cắm trại. Họ thường không dám phản ứng với thầy cô, nhà trường. Lý do có nhiều, từ thói quen chung của xã hội, sợ con bị trù úm, cho tới ảnh hưởng từ hệ thống quản lý, kỷ luật dễ nảy sinh tùy tiện như nêu trên.

– Sổ liên lạc: đây cũng là thứ rất hình thức, làm giáo viên mất nhiều thì giờ vô ích, song thêm tâm lý gò bó cho học sinh.

– Một cách gián tiếp, hệ thống quản lý giáo viên nhiều tầng nấc và khắt khe từ soạn giáo án, bình bầu, thanh tra… mang tư duy cũ cũng gây áp lực không tốt cho những thầy cô muốn mày mò tự cải tiến phương pháp dạy dỗ học sinh theo hướng chống lối hình thức giả tạo, khích lệ tính tự chủ hơn. Vậy cần giảm bớt quyền lực, tăng khả năng hướng dẫn cho các cấp quản lý giáo dục – từ Bộ cho tới nhà trường.

4. Phong trào: có quá nhiều đợt phát động phong trào thi đua trống dong cờ mở, mất thì giờ, tiền của. Nó tựa một bước tập dượt để sau này như ta thấy ở các cơ quan, địa phương cũng áp dụng, gây tốn kém hình thức, thậm chí giả tạo. Kể cả các cuộc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các giờ dạy mẫu v.v… cũng nặng tính hình thức, thầy trò công khai hành động đối phó là rất phổ biến.

Để thay đổi, cần lưu ý vấn đề này có liên quan mật thiết với việc đánh giá hạnh kiểm và quy chế kỷ luật, do đó, phải có những thay đổi đồng bộ theo hướng giảm bớt dần. Thêm nữa, việc phát động phong trào cũng nằm trong cả hệ thống quy định của các cơ quan đoàn thể; vậy cần có quy định thí điểm áp dụng riêng cho ngành giáo dục.

5. Hệ thống chính trị: cụ thể là Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên.

Đây là nét đặc thù và có lẽ là nhạy cảm nhất mà hiếm có nhà giáo dục nào muốn nêu ra.

Đội, Đoàn trước hết là những tổ chức xã hội tự nguyện. Nhưng hàng chục năm nay đã như thành lệ, ít nhất đó là nơi đánh giá hạnh kiểm học sinh, coi việc gia nhập như là lẽ đương nhiên để tiến thân, tới một lúc nào đó mà không được đeo khăn quàng, không có huy hiệu đoàn là trong con mắt mọi người, đó là kẻ chậm tiến, chưa nói tới sẽ ảnh hưởng việc lên lớp, vào lớp nào, thậm chí như bị cô lập. Ngược lại, với uy quyền này, những người có trách nhiệm trong tổ chức dễ nảy sinh thái độ ban ơn, quyền uy, đương nhiên bản chất thực của tổ chức bị mất nhiều.

Không hiếm chuyện khôi hài về lối “đánh trống ghi tên”, hoạt động rất hình thức. Hậu quả khó có thể kể hết, nhưng lớn nhất là thói đạo đức giả.

Không dễ để thay đổi thực trạng này, nhưng không thể cứ như vậy mãi. Thay đổi theo hướng nhỏ mà mạnh, chứ không phải lớn, đông mà yếu, thiếu thực chất (xin chớ lo sợ).

Nên trước tiên cần thay đổi từ điều lệ Đoàn, Đội để căn bản giảm bớt cơ cấu tổ chức trong nhà trường (ví dụ: bỏ chi đoàn lớp, chỉ có tổ chức đoàn của trường, chấm dứt vai trò vừa là giáo viên vừa làm lãnh đạo đoàn – giáo viên không nên tham gia cùng cơ cấu tổ chức đoàn với học sinh; tham khảo mô hình “hướng đạo sinh” đã có từ thời Pháp thuộc). Tiếp đến là những quy định trong ngành giáo dục, và cao hơn là đưa vào Luật Giáo dục liên quan tới hoạt động này.

6. Luật Giáo dục: Cũng như nhiều bộ luật, Luật Giáo dục Việt Nam có rất nhiều điều khoản quá chung chung như hô khẩu hiệu, giống với đường lối, chính sách trong các nghị quyết của Đảng, không có chế tài cụ thể cho những hành vi vi phạm mang tính đặc thù trong lĩnh vực này. Ví dụ: một số hình phạt nhục hình với học sinh như nhốt vào nhà xí, bắt học sinh tát lẫn nhau, bắt liếm ghế,… trong Bộ Luật Hình sự không có chế tài, vậy Luật Giáo dục phải có (cụ thể như trong những trường hợp này, giáo viên sẽ phải chịu những hình phạt từ phạt tiền, đuổi việc, cấm bao nhiêu năm không được đứng lớp, cải tạo lao động…) Hiện tượng học sinh tự vẫn, trò / phụ huynh đánh thầy cô một phần có lý do từ đây. Nói đơn giản là một khi luật nhà nước thiếu, không nghiêm, họ phải tự giải quyết bằng “luật rừng”.

7. Các trường sư phạm: Đây là khâu rất quan trọng, vì dù có những văn bản quy định, điều luật thích hợp để cải cách về đức dục như nói ở trên mà không thay đổi sớm nội dung, phương pháp đào tạo đội ngũ giáo viên thì cũng vô ích. Trong khi toàn bộ hệ thống giáo dục đại học hiện nay đang cực kỳ lạc hậu mà ngành giáo dục loay hoay nhiều năm vẫn chưa tìm được / chưa muốn tìm lối ra.

Trong những thay đổi thuộc hệ thống sư phạm liên quan tới đức dục này, một yêu cầu quan trọng là phải giảm nhẹ nhiều đòi hỏi không cần thiết, quá cũ kỹ cho giáo viên (như việc soạn giáo án), từ đó giảm áp lực trách nhiệm lên vai họ hơn, họ sẽ có nhiều thì giờ, tâm trí hơn để học hỏi cách dạy trò về đức dục theo phương pháp mới. Tốt nhất cần tham khảo phương pháp giáo dục tiên tiến, không phải chỉ phương Tây, các nước đi trước ở châu Á, mà cả dưới chế độ Sài Gòn trước 1975, thời Pháp thuộc.

8. Hậu quả: tất cả những điều nêu trên đã ăn sâu vào thói quen, quan niệm xã hội trong hàng chục năm của thế kỷ trước, đi vào bộ máy quản lý giáo dục, nhận thức, chương trình đào tạo của các trường sư phạm một triết lý giáo dục xuyên suốt chỉ nằm trong một chữ “ngoan” duy nhất khi nói về đức dục. Và chữ “ngoan” này luôn được hiểu là gọi dạ bảo vâng, đặt đâu ngồi đó, ít đùa nghịch, miễn sao càng tập trung vào “học gạo”, “thầy đọc trò chép” càng tốt. Thái độ này đi liền với cái được gọi là “bệnh thành tích” mà Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khi mới nhận chức đã phát động tuyên chiến.

Quả tình, trong giai đoạn chiến tranh, thứ nguyên lý giáo dục này có tác dụng nhất định, tạo sự ổn định chính trị xã hội, đồng tâm hiệp lực phục vụ chiến tranh, trong khi nhu cầu phát triển tài năng, cá tính không quan trọng bằng yêu cầu đồng thuận. Thế nhưng chúng ta đã qua chiến tranh hơn 30 năm rồi, chế độ chính trị đã vững vàng, lại thêm mở cửa ra với thế giới, thực tế học sinh được chứng kiến từ ngoài xã hội cho tới các nước khác trái ngược với lối giáo dục trong nhà trường rất nhiều, nên không thể tiếp tục lối giáo dục cũ với nhu cầu cần những con người giỏi nghe mệnh lệnh hơn là biết chủ động sáng tạo, phát hiện và phản ánh những điều phi lý. Tình trạng thua kém mọi mặt trên thương trường, trong giao lưu quốc tế, trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sự băng hoại đạo đức, tham nhũng tràn lan một nguyên nhân quan trọng là từ cái nguyên lý giáo dục coi trọng chữ “ngoan” này.

Còn một hậu quả rất lớn không thể coi nhẹ, đó là chính sự méo mó trong giáo dục nhân cách này lại tác động xấu ngay vào kết quả học tập, có nghĩa trí dục và đức dục luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể quan niệm thô thiển là miễn sao nhồi được nhiều chữ vào đầu là tốt. Cũng như bởi chương trình học quá nặng, méo mó, không sát thức tế đang cùng với phương pháp rèn trí dục quá cũ kỹ làm khổ cả thầy lẫn trò. Và cải cách giáo dục phải là sự song hành cải cách cả phương pháp đào luyện trí dục lẫn đức dục, nó cũng là tiền đề cho những bước đổi mới kinh tế phải đi liền với đổi mới trong cơ cấu chính trị, xã hội.

Trong lúc việc cải cách từ nhiều năm nay chỉ toàn những giải pháp chắp vá, nửa vời, thiên về trí dục, mà nửa phần còn lại này – đức dục – rất cần cải cách nhưng cũng vô cùng khó khăn, đụng chạm nhiều đến nền tảng thiết chế chính trị, xã hội, nên nếu không có quyết tâm chính trị thực sự (và phải từ những cấp cao nhất), chắc chắn nền giáo dục nước nhà sẽ ngày càng đi xuống, tác động xấu ngay tới phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Vẫn còn chưa nói tới một điều, là nếu chấp nhận khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là coi chữ “lễ” (đức dục) phải đi trước, thì chúng ta đang đi ngược – chỉ lo cải cách trong trí dục, còn đức dục lại như bị lờ đi.

Như một hệ quả tất yếu, chúng ta đang rộng cửa giao lưu, mời gọi đầu tư, khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân để hòng xây lên một tòa lâu đài nguy nga, nhưng lại trên cái nền móng là hệ thống giáo dục cũ kỹ kéo theo cả một lớp nhân công, công chức yếu kém. Đương nhiên tai hoạ kinh tế ập đến, song chắc chắn cũng chỉ mới như vài vết nứt rạn ban đầu của tòa lâu đài này.

Phần Hai

Từ trước năm 1975, trong mỗi lớp học ở miền Nam, hàng chữ “tiên học lễ, hậu học văn” nằm trang trọng trên tường, ngay trên bảng đen của mỗi lớp.

Để dạy được chữ “lễ” cho học sinh, thiết tưởng nên viết sơ lược về cách đào tạo thầy cô, trường đại học sư phạm, và các giáo sư ở miền Nam theo mức độ hiểu biết của tác giả bài này.

1. Sau khi thi xong tú tài 1 (cuối năm lớp 11), và đậu luôn tú tài 2 (cuối năm lớp 12), muốn dạy trường tiểu học hay trung học thì phải nộp đơn vào đại học. Trước năm 1960, muốn dạy tiểu học chỉ cần học xong tú tài 1 và nộp đơn vào Trường Sư phạm ở Qui Nhơn. Về sau, phải có tú tài 2 mới vào được trường này. Các thầy cô giáo phần lớn được đào tạo tại trường Sư phạm Qui Nhơn, hoặc đại học sư phạm Sài Gòn, hoặc Đại học Sư phạm Huế, và Sư phạm Cần Thơ (sau này mới có). Cũng có nhiều thầy cô được đi tu nghiệp về giáo dục ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1955–1974 và cũng có rất nhiều các cô giáo thầy giáo tốt nghiệp ở Hoa kỳ, Pháp, Úc, Canada, Tân Tây Lan, và các quốc gia Âu châu. Ngoài ra, các sinh viên học xong đại học ban cử nhân có thể lấy thêm chứng chỉ sư phạm và được đi dạy tại các trường trung học.

Các giáo sư giảng dạy đại học sư phạm miền Nam là các nhà giáo chuyên nghiệp thật sự được đào tạo ở nước ngoài, hoặc là những nhà giáo dục quá nổi tiếng và kỳ cựu và nhận được sự kính trọng của sinh viên và các thầy cô đang dạy ở trung và tiểu học. Mục đích duy nhất trong đời họ là giáo dục, sinh viên, và gia đình. Tài trí và đạo đức của các giáo sư đại học để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong thế hệ các sinh viên được đào tạo trong giai đoạn trước năm 1975.

2. Chương trình học là sự cân bằng giữa Đông phương và Tây phương. Các môn khoa học, toán, tâm lý và triết lý giáo dục phương Tây, tâm lý học sinh được giảng dạy chung với các môn học thuần của phương Đông và của nước ta. Chương trình học của sinh viên không có môn chính trị hay ngợi ca chính phủ đương nhiệm.

Tất cả các trường Đại học đều được quyền tự trị. Tất cả các viên chức chính quyền hầu như không thể gây ảnh hưởng gì đến tiến trình tuyển chọn, thi tuyển, nhập học ở các cấp tiểu học, trung học, và đại học. Gần như các sĩ quan cao cấp trong quân đội, các tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng không thể ra lệnh cho các hiệu trưởng làm việc theo ý muốn của họ. Tất cả các hiệu trưởng đều không làm việc theo chỉ thị của các đảng phái. Nên thực tế con cái của các viên chức cao cấp ở các quận, các tỉnh, và thành phố lớn, nhỏ đều học chung trường với con cái của các nhân viên có cấp bậc thấp nhất. Các kỳ thi tú tài hầu như không thể quay cóp, đề thi không thể lộ ra ngoài trước, thí sinh không thể nhận được sự trợ giúp của bất cứ ai. Việc xét đơn nhập học vào trường đại học rất công bằng và hầu như không gây những tai tiếng trên báo chí và dư luận. Chuyện học sinh được xuất ngoại du học căn cứ trên tài năng thật sự. Con cháu của các nhân viên cao cấp, các nhân viên của bộ giáo dục, các trường đại học không thể lợi dụng chức vụ để chiếm lấy các học bổng của các đại học nước ngoài dành cho học sinh. Vì vậy, một số rất nhỏ các gia đình khá giả, đa số là các thương gia hoặc nhà giàu, phải gửi con đi du học dạng tự túc và trả học phí 100%. Con cái của tất cả các sĩ quan cao cấp và các nhân viên cao cấp trong chính phủ đều học ở trong nước vì hầu hết không đủ tiền để chi trả học phí đại học ở nước ngoài.

Học sinh tiểu học và trung học không đem chức vụ cha mẹ ra khoe với nhau, và bản thân mỗi học sinh cũng không có thói quen nói về cha mẹ của chúng trong các câu chuyện thường ngày với bạn bè ở lớp. Nói chung, bầu không khí học hành trong mỗi lớp, mỗi trường là thuần túy giáo dục.

3. Hạnh kiểm: đánh giá học sinh ở 4 mức: giỏi, khá, trung bình, và xấu.

– Ở lớp mẫu giáo chắc chắn là không có thầy cô nào đánh giá học sinh nhỏ ở lứa tuổi này và lấy tiêu chuẩn hạnh kiểm để xét nhập học vào một trường nào đó. Học sinh mẫu giáo không có phiếu khen thưởng hàng tuần.

Mục tiêu chính của trường mẫu giáo là làm cho các em thích đến lớp để học, vui chơi, đếm số, đọc các chữ cái a, b, c,… tập vẽ, tô màu, và về sau tập đánh vần khi học sinh sắp vào lớp một. Không có tiêu chuẩn thi đua trong lớp, giữa các lớp, và giữa trường này với trường kia.

Ở Mỹ, lớp mẫu giáo cũng không có đánh giá, không có phiếu khen thưởng, chỉ có nụ cười mà em nào cũng vẽ được trên giấy và các hình ảnh, huy hiệu (sticker) có nụ cười thân thiện cô giáo vẫn phát cho các em dán vào áo hay đem về nhà dán cho cha mẹ.

– Cấp 1, 2, 3: Từ lớp 1 đến lớp 12, ở miền Nam, việc đánh giá khả năng học tập (trí dục) của học sinh là chính và mỗi tháng một lần.

Hạnh kiểm của học sinh cũng được đánh giá tốt, khá, trung bình, xấu. Những đánh giá về hạnh kiểm của giáo viên chỉ dành riêng cho cha mẹ của học sinh biết con em của mình ra sao và tìm hiểu con cái của minh để khuyên và giúp chúng sửa đổi. Việc đánh giá này không phải là một tiêu chuẩn có một ảnh hưởng gì đến chuyện nhập học, chuyển trường, khi cha mẹ di chuyển đến một nơi khác.

Việc chuyển trường, xin nhập học trường mới thuộc về một qui định hành chính của địa phương quận, huyện kết hợp với ty giáo dục (hay sở giáo dục) của tỉnh hoặc thành phố.

Trong tổ chức hành chính điều hành không có phòng giáo dục quận hay phòng giáo dục huyện, chỉ có ty giáo dục của tỉnh và xuống thẳng đến hiệu trưởng của trường trung học, tiểu học.

Theo đúng qui định hành chính nói trên, cha mẹ hoặc học sinh có địa chỉ ở đâu, thì trường học ở nơi ấy phải thu nhận con em của họ. Chuyện này đã được phân định rõ ràng theo văn bản hành chính, nên nhân viên văn phòng của trường chiếu theo đó mà làm và cũng không có ai có thể làm khác được ngay cả hiệu trưởng (trừ trường hợp trường tư).

Vì qui định hành chính nghiêm ngặt và được tất cả tôn trọng, nên trên thực tế, hiệu trưởng của chính trường ấy và các giới chức cao cấp của tỉnh, thị xã, quận, phường và ngay các thầy cô giáo, nhân viên của trường cũng không thể dùng sự quen biết hay quyền lực gây ảnh hưởng về việc nhập học của bất cứ ai.

Tóm lại, vì cách tổ chức nói trên, tiêu chuẩn hạnh kiểm không có chỗ đứng trong việc xem xét nhập học. Thầy cô giáo không vì thế mà có cơ hội làm những chuyện tiêu cực.

Ở trường tiểu học (lớp 1 – lớp 5) không có danh xưng giáo viên chủ nhiệm. Không có thi đua giữa các lớp ở trong một trường. Có lẽ cách dạy và phương pháp dạy ở đại học sư phạm đã đào tạo ra đúng các nhà giáo dục thật sự. Và trường học không nhằm mục đích để phục vụ cho một đảng phái chính trị hay chính quyền đương nhiệm, và cũng không làm theo lệnh các viên chức các đảng chính trị, hoặc hành chính.

Ở Mỹ, việc cứu xét nhập học của các em học sinh, trường học không nhằm mục đích để phục vụ cho một đảng phái chính trị hay chính quyền đương nhiệm, và cũng không làm theo lệnh các viên chức các đảng chính trị, hoặc hành chính (giống y như miền nam Việt Nam). Trong trường học, cũng như trường học ở miền Nam Việt nam, trường học ở Mỹ không có sự thi đua giữa các lớp với nhau trong một trường, hoặc thi đua giữa trường này và trường kia.

Hiện nay, kể từ lớp 2 đến lớp 6, mỗi lớp có 6 thầy cô phụ trách dạy các môn khác nhau. Cô giáo chính của lớp, người phê hạnh kiểm thường là cô giáo dạy môn toán, Anh văn, khoa học, các môn học xã hội (social study). Từ lớp 7 đến lớp 12, cũng có đánh giá về hạnh kiểm, đạo đức, thói quen trong lớp, cách học tập của các em, cách cư xử của các em với bạn bè và trong lớp có tuân theo hướng dẫn của thầy cô hay không. Nhưng các đánh giá ấy cũng chỉ có mục đích giúp cho cha mẹ hiểu con cái của họ chứ không được nâng lên thành một tiêu chuẩn cho bất cứ chuyện gì khác hoặc ảnh hưởng đến chuyện nhập học vào trường này trường kia.

4. Quy chế. Kỷ luật:

Học sinh mẫu giáo 3, 4 tuổi đến trường chủ yếu là chơi đồ chơi trong lớp, vui vẻ với bạn bè, và được dạy ca hát. Chương trình lớp học như sau. Buổi sáng, khi mới vào lớp, các em được tập hát, tập đếm số, hoặc nhận ra các chữ a, b, c,… sau đó được tô màu, và chơi đồ chơi. Mỗi lớp có hàng trăm món đồ chơi. Mỗi cô trông nom 8 học sinh, và mỗi lớp có hai cô, 16 học sinh. Sau khi ăn trưa xong, các em được ngủ trưa 1 giờ hoặc 1 giờ 30 phút. 2 giờ, các em được đánh thức dậy, được xếp hàng đi tiểu, sinh hoạt đếm số hoặc vẽ hoặc chơi đồ chơi. Khoảng 2 giờ 30 các em được ăn thức ăn nhẹ, bánh và được uống nước trái cây và được ra sân chạy nhảy chơi đùa chờ cha mẹ hoặc gia đình đến đón vế nhà. Buổi sáng, sau khi ăn sáng, các em được vui chơi trong sân trường trước khi vào lớp học.

Ở trường tiểu học Mỹ, mỗi lớp có 16–20 em. Hợp đồng của thầy cô giáo và phòng giáo dục quy định mỗi lớp có dưới 25 học sinh.

Các cô giáo đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy. Nếu trong lớp có học sinh quậy, phá, nói tục, đánh nhau… cô giáo bấm vào đường điện thoại liên lạc với văn phòng thư ký, và ban cố vấn học sinh (counselor). Cô giáo đứng lớp không phải là người xử phạt các trường hợp vi phạm nghiêm trọng của học sinh.

Các trường hợp nhẹ như nói chuyện trong lớp, làm ồn, hình thức kỹ luật rất đơn giản. Cô giáo nhắc nhở học sinh ấy không làm nữa, hoặc yêu cầu em ấy ra đứng ngoài hành lang ngay cửa ra vào trong 1 phút, hoặc cho em ngồi sát bàn của cô giáo, hoặc dời em đến ngồi một chỗ khác xa chỗ cũ.

Nếu các em không vâng lời, cô giáo gọi điện thoại xuống văn phòng trường và sẽ có nhân viên cố vấn giáo dục lên mời em ấy xuống văn phòng nói chuyện. Như vậy, cô giáo không phải là người làm chuyện xử phạt và sẽ dành toàn bộ thời gian để dạy các em khác, và học sinh bị phạt cũng không cảm thấy mất mặt trước các bạn.

(Mỗi 300 em học sinh, trường phải thuê 1 cố vấn về giáo dục, và 1 bảo vệ. Cố vấn giáo dục (high school counselor, tốt nghiệp đại học ngành tâm lý giáo dục) nhằm giúp học sinh chọn lớp học, ngành nghề, và lắng nghe lời giải thích của các em học sinh vì sao quậy phá, và đưa ra lời khuyên, đóng góp ý kiến giúp em chọn một lối cư xử hợp lý hơn và liên lạc với gia đình, mời phụ huynh đến trường để báo cho biết con cái của họ quậy như thế nào, và đề ra các biện pháp giúp đỡ. Cố vấn giáo dục tìm hiểu lỗi lầm của học sinh vi phạm kỷ luật, tìm phương cách giải thích cho học sinh hiểu vấn đề, và hiệu phó sẽ quyết định xử phạt đuổi học 1 ngày hoặc 3 ngày.

Trong trường học ở Mỹ, không có chuyện đánh đập, đá, bạt tai học sinh, không được hỏi với tính cách điều tra, hạch hỏi và kết tội. Thiển nghĩ, những chuyện ấy nằm ngoài lĩnh vực của trường học, không nằm trong số các môn học mà các thầy các cô đã được học ở trường sư phạm.

Như vậy, cô giáo, thầy giáo dạy các môn học khác và giáo viên của lớp (tương đương với giáo viên chủ nhiệm) chỉ việc chuyên tâm làm nhiệm vụ giảng dạy. Và giáo viên này không đưa ra các hình thức kỷ luật học sinh.

Từ lớp 1 đền lớp 12, tất cả đều diễn ra theo hệ thống kỷ luật như trên.

Thầy giáo cô giáo ký hợp đồng làm nhiệm vụ giảng dạy, ban cố vấn và hiệu phó làm nhiệm vụ kỷ luật. Hình thức kỷ luật là gửi em học sinh về nhà 1 ngày, 3 ngày.

Không có chuyện hiệu trưởng hay bất cứ ai ép cha mẹ phải chuyển học sinh đến trường khác. Vị trí địa lý nhà em ở đâu trong vùng ấy, đã được khoanh lên bản đồ, và mỗi cha mẹ cứ chiếu theo bản đồ ấy để chuyển con mình đến đấy học.

Nhân viên bảo vệ không mang súng, chỉ trang bị bằng điện thoại và trông coi học sinh trong giờ ra chơi, giải tán và can thiệp nếu các em đánh nhau.

5. Hệ thống quản lý:

Từ lớp 1 đến lớp 12, có bầu trưởng lớp và phó trưởng lớp, trưởng ban học tập của lớp. Vì mỗi lớp có 45–50 học sinh, chia làm 4 hoặc 5 đội, có đội trưởng và đội phó.

Mục đích chính và duy nhất là xếp hàng chào cờ ở sân trường vào mỗi sáng. Trưởng lớp đứng đầu trước mỗi lớp 1 bước, các đội trưởng đứng đầu hàng và sau lớp trưởng, đội phó đứng cuối hàng.

Các em này chỉ có nhiệm vụ giúp bạn bè xếp hàng khi chào cờ buổi sáng. Nhờ vậy các thầy cô được rảnh tay chuẩn bị giảng bài. Ngoài nhiệm vụ chào cờ ra, các em nói trên không có họp hành gì với nhau, và cũng không giúp thầy cô giữ nhiệm vụ kỷ luật của lớp. Học sinh quá kính trọng thầy cô giáo, ham học, các học sinh yếu kém và ở hạng trung bình các môn học thường có hạnh kiểm tốt để bù đắp cho học lực không có gì nổi bật, và số học sinh đi học hàng ngày gần như 100%, trừ khi bị bệnh. Chuyện đến lớp muộn cũng rất hiếm. Nên chỉ cần 2, 3 thầy giám thị trông coi việc kỷ luật học sinh cho cả trường. Thậm chí nhiều trường không cần có giám thị.

Thứ hạng của học sinh được chấm điểm và cộng lại hàng tháng. Các em học giỏi được phát bảng danh dự. Trong một lớp 50 em, 5 em có điểm hàng tháng cao nhất được phát bảng danh dự, từ hạng 6 đến hạng 10 được bảng tưởng lệ. Ngoài ra, các em có nhiều cố gắng trong một tháng nào đó, thí dụ tháng trước đứng hạng 30 hay 40, tháng sau lên hạng 15, thầy cô giáo sẽ phát cho em ấy một bảng-tưởng-lệ để khen thưởng và ghi nhận sự cố gắng. Mỗi em cũng có sổ điểm hàng tháng đem về nhà cho cha mẹ xem, ký tên, và học sinh đem trở lại nộp cho thầy giáo.

Ở Mỹ, ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6, không có lớp trưởng hoặc lớp phó và cũng không có ban lãnh đạo lớp.

Ở Mỹ, mỗi 3 tháng có phiếu điểm một lần. Vào ngày có phiếu điểm, các em học sinh sau giờ ăn trưa được về nhà sớm. Thầy, cô giáo không phải dạy vào buổi chiều hôm ấy. Tất cả thầy cô ngồi trong lớp và chuẩn bị tiếp phụ huynh bắt đầu lúc 2 giờ đến 6 giờ chiều. Phụ huynh đến trường và từng người một được mời vào lớp nói chuyện 5–15 phút với thầy cô dạy con em của mình. Ai đến trước vào trước, ai đến sau thì đứng ngoài lớp chờ đợi phiên mình. Phiếu điểm được phát tận tay phụ huynh và phụ huynh có thể hỏi thêm về khả năng học tập của con cái mình. Phụ huynh thường ghé thăm 4 thầy hoặc cô giáo và hỏi điểm từng môn học, sự tiến bộ của con mình. Ngay từ lớp 2, lớp 3, các em đã học các môn toán, khoa học, tiếng Anh, môn học xã hội (social study như địa lý nước Mỹ, lịch sử nước nhà, các nước láng giềng, văn hóa nước nhà, sinh hoạt hay các hoạt động trong cộng đồng, kinh tế… mỗi cô giáo chỉ đánh giá hay ghi điểm môn mà họ giảng dạy.

Đánh giá về cá nhân của học sinh nhiều chi tiết như sau:

– Thói quen và thái độ: A = giỏi; B = Khá; C = trung bình; D = không đạt; F = failing; N = cần sửa đổi.

Trong đó có việc đánh giá cá tính của học sinh như:

– Hạnh kiểm, đạo đức, cách cư xử (conduct):

  • tự kìm chế
  • tôn trọng
  • tham dự các hoạt động trong lớp
  • luôn luôn có thái độ biết suy nghĩ đến người khác
  • tôn trọng quyền của người khác
  • tôn trọng của cải và đồ dùng của người khác


– Ý thức học tập (work and study habits):

  • Biết cách tổ chức công việc
  • Hoàn tất công việc
  • Học tập độc lập không nhờ bạn bè, cô giáo giúp đỡ
  • Theo đúng sự hướng dẫn cách làm bài
  • Hoàn thành các bài học, bài làm ở nhà và nộp đúng thời hạn
  • sử dụng thời gian có hiệu quả
  • sử dụng và bảo quản sách vở sạch sẽ và bàn học sạch sẽ

Hạnh kiểm và đạo đức cũng chỉ để dành riêng cho cha mẹ hiểu biết thêm về con mình, yếu tố này không ảnh hưởng gì đến việc chuyển trường và nhập học (giống như miền Nam Việt Nam trước 1975).

6. Hệ thống chính trị: Trong trường học không có chương trình học tập chính trị. Không có học về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản và các học thuyết.

Trường học chỉ thuần túy là giáo dục. Vì giáo dục và chính trị là hai lĩnh vực khác nhau.

Ngoài giờ học, vào ngày thứ bảy và chủ nhật, các em học sinh có thể tham gia Hướng Đạo Sinh Việt Nam hoặc Phật tử, hoặc các phong trào sinh hoạt của thanh thiếu niên công giáo như đoàn Thánh Thể. Các em tham gia với tinh thần tự nguyện. Không ai đề nghị hay ép buộc phải tham gia. Các phong trào này chủ yếu là sinh hoạt cắm trại, ngủ đêm trong các lều, thăm các thắng cảnh trong nước, giúp các em yêu thích cuộc sống và sinh hoạt ngoài trời. Các phong trào này dạy cho các em các trò chơi, các môn thể thao lành mạnh, các bài ca cộng đồng vui tươi và nhiều sức sống, tập cho các em làm việc với tinh thần đồng đội và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Sâu xa hơn là tạo cho các em thói quen tháo vát và chia sẻ với cha mẹ mọi việc trong gia đình. Nhờ vậy việc học tập của các theo các phong trào này cũng cải thiện hơn. Ngoài ra, các phong trào còn giúp các em sống hướng thiện, nhân ái, giúp đỡ người gặp hoạn nạn, giúp phân phối các vật phẩm cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai, bão lụt, cháy nhà, chiến tranh.

Mặt lợi ích mà phong trào này đem lại cho các em là không hút thuốc, không uống bia, rượu, không nói tục, nói dối, ngay thẳng và chính trực. Trường học nào có nhiều em tham gia các phong trào thường được các phụ huynh tin tưởng và yêu thích. Các em theo các phong trào này khi lớn lên trong xã hội thường trở thành các công dân gương mẫu trong gia đình, nơi làm việc, và thành đạt trong đời sống. Người thanh niên và thiếu nữ Việt Nam nào có tham gia các phong trào Hướng đạo, Phật tử, các phong trào Công giáo hầu như về sau khi lớn lên ít phạm pháp, nhất là luật hình sự. Có thể nói các phong trào này là những nơi sinh hoạt lành mạnh nhất, làm cho họ trưởng thành hơn, có nhiều trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Đó cũng là những nơi hun đúc lòng yêu nước, xây dựng nền tảng gia đình và tạo nếp sống lành mạnh của các thanh thiếu niên miền Nam.

Những trao đổi trên đây chỉ mới xới lên một vấn đề rất hệ trọng mà hầu như chưa được bàn tới, từ một góc nhìn của người “ngoài cuộc”, chắc chắn còn hạn chế nhiều, chúng tôi mong rằng sẽ có thêm những ý kiến của chính các học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các học giả.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Lenin và sự thật

Lenin, lãnh tụ cách mạng Nga đã chết do

căn bệnh tình dục giang mai, chứ không phải

article

vì một cơn đột quỵ,

các sử gia tuyên bố

Phóng viên Daily Mail

Ngày 23-10-2009

Các sử gia từ lâu đã thống nhất rằng lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Ilyich Lenin đã phải chịu đựng ba cơn đột quỵ liên tục để cuối cùng dẫn đến cái chết của ông.

Nhưng chứng cứ mới được phát hiện cho thấy Lenin qua đời vì căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai.

Liên Xô đã cố gắng hết sức để che giấu lý do thực sự cho lối hành xử bất thường và những cơn thịnh nộ xảy ra thình lình trong nhiều năm của Lenin đã dẫn đến cái chết của ông vào năm 1924.

Nhưng giờ đây tác giả người Anh tên là Helen Rappaport tin rằng cô đã tìm thấy bằng chứng, chứng minh rằng Lenin bị luetica endartitis – giang mai thần kinh – một loại bệnh có ảnh hưởng đến não.

Trong hồ sơ lưu trữ tại Đại học Columbia ở New York, cô [Helen Rappaport] đã tìm thấy bản tham chiếu liên quan đến sự thật hiển nhiên về căn bệnh của Lenin do nhà khoa học lỗi lạc người Nga Ivan Pavlov (*) ghi lại.

Chủ nhân giải Nobel – người nổi tiếng với thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của chó – đã có lần nói rằng ‘cách mạng đã được thực hiện bởi một người điên rồ mắc bệnh giang mai não,’ cô [Helen] đã phát hiện ra [Pavlov nói vậy].

Rappaport – người đã viết vài cuốn sách về lịch sử Nga – tin rằng: có khả năng ông ta (Lenin) đã bị lây bệnh từ một gái mại dâm ở Paris vào khoảng năm 1902.

Liên Xô quy cho những hành vi thất thường của Lenin là do xơ cứng động mạch – một căn bệnh ảnh hưởng đến não và có nhiều đặc tính giống như bệnh giang mai.

Từ cuối năm 1921 ông ta đã bị những cơn đau dữ dội dẫn đến bại liệt.

Rappaport nói rằng vào lúc cái chết đến với mình, ông ta đã bị tàn tật, bất lực, không thể tự đi đứng được, và bệnh tật đã tước đi cái tài diễn thuyết và ông thường có cái nhìn chòng chọc, điên dại.


Rappaport đã tiết lộ sự thật này tiếp theo sau việc xuất bản cuốn sách của mình nhan đề: ‘Âm mưu: Lenin sống tha hương’ như cô ấy đã khẳng định để chứng minh cho những gì cô xác nhận.

Cô nói: “Đó là niềm tin ngấm ngầm của các nhà khoa học và bác sĩ hàng đầu trong điện Kremli rằng Lenin chết vì bệnh giang mai, nhưng nhiều thập kỷ qua họ đã bị các nhà chức trách bắt buộc phải giấu đi.

Nhưng xem qua tất cả [hồ sơ], không có tiếng nói nào mạnh hơn việc khẳng định về sự thật này là Ivan Pavlov, vị giáo sư vĩ đại phát minh ra học thuyết [phản xạ có điều kiện] về chó.

Vladimir Lenin

Lenin nói chuyện các chiến sĩ quân đội Liên Xô tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva ngày 25 tháng 5 năm 1919

Thi hài của lãnh tụ Bôn-sê-vích Vladimir Lenin nằm trong lăng bên trong Quảng trường Đỏ ở Matxcơva

‘Sau cuộc cách mạng năm 1917, Pavlov đã trở nên chống đối quyết liệt với những người Bôn-sê-vích (Bolshevic) và những gì ông nhìn thấy đều như là ‘Phòng thí nghiệm kiểu Sô Viết’ khổng lồ mà ở đó con người bị đối xử còn tệ hơn cả lũ ếch nhái trong phòng thí nghiệm.

‘Tuy nhiên, nhận thấy thiên tài và khả năng hữu ích của Pavlov đối với đất nước, nên Lenin đã không ngừng ve vãn ông’.

Rappaport kể rằng Pavlov đã được phép đưa ra tuyên bố gây tranh cãi như thế về tình trạng của Lenin là vì lãnh tụ nước Nga đã ban cho ông quyền miễn trừ do đã nhận ra sự hữu dụng của ông đối với đất nước này như thế nào.

Trên đường tới một cuộc họp ở London, Pavlov đã dừng lại để thăm một người bạn cũ ở Paris, bác sĩ Mikhail Zernov.

‘Trong cuộc trò chuyện, Pavlov đã xác nhận với Zenov rằng Lenin đã mắc bệnh giang mai và trong thời gian là nhà lãnh đạo Sô Viết, ông đã biểu lộ tất cả những dấu hiệu thông thường của những người bị bệnh với chứng bại liệt ngày càng lộ rõ do hậu quả của căn bệnh xã hội mang lại,’ Rappaport nói.

‘Pavlov biết rằng từng có các nhà khoa học xuất chúng được mời tới để nghiên cứu bộ não Lenin sau cái chết của ông năm 1924 và tất cả đều đồng ý với chẩn đoán này

‘Đó là một bí mật mà ai cũng biết trong số chúng tôi, song tất nhiên là không ai công bố công khai và không có hồ sơ chính thức nào của Liên Xô chứng minh điều này.

‘Các bác sĩ của Kremlin từng nghiên cứu về Lenin đều bị cấm nói về chuyện này - có thể phải chịu hình phạt tử hình – và đã bị buộc phải tiêu hủy tài liệu chính thức.’

Có nhiều tên tuổi nổi tiếng khác trong quá khứ, từng mắc phải chứng bệnh giang mai như Nietzsche, Maupassant, Goethe và Donizetti (**), những người đã phải trải qua những giai đoạn có những hành vi bất thường khủng khiếp, tiếp theo sau những cơn vật vã do cơ thể bị suy sụp hoàn toàn.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

Obama's Speech at the U.N.

THE PRESIDENT: Good morning. Mr. President, Mr. Secretary General, fellow delegates, ladies and gentlemen, it is my honor to address you for the first time as the 44th President of the United States. (Applause.) I come before you humbled by the responsibility that the American people have placed upon me, mindful of the enormous challenges of our moment in history, and determined to act boldly and collectively on behalf of justice and prosperity at home and abroad.

I have been in office for just nine months — though some days it seems a lot longer. I am well aware of the expectations that accompany my presidency around the world. These expectations are not about me. Rather, they are rooted, I believe, in a discontent with a status quo that has allowed us to be increasingly defined by our differences, and outpaced by our problems. But they are also rooted in hope — the hope that real change is possible, and the hope that America will be a leader in bringing about such change.

I took office at a time when many around the world had come to view America with skepticism and distrust. Part of this was due to misperceptions and misinformation about my country. Part of this was due to opposition to specific policies, and a belief that on certain critical issues, America has acted unilaterally, without regard for the interests of others. And this has fed an almost reflexive anti-Americanism, which too often has served as an excuse for collective inaction.

Now, like all of you, my responsibility is to act in the interest of my nation and my people, and I will never apologize for defending those interests. But it is my deeply held belief that in the year 2009 — more than at any point in human history — the interests of nations and peoples are shared. The religious convictions that we hold in our hearts can forge new bonds among people, or they can tear us apart. The technology we harness can light the path to peace, or forever darken it. The energy we use can sustain our planet, or destroy it. What happens to the hope of a single child — anywhere — can enrich our world, or impoverish it.

In this hall, we come from many places, but we share a common future. No longer do we have the luxury of indulging our differences to the exclusion of the work that we must do together. I have carried this message from London to Ankara; from Port of Spain to Moscow; from Accra to Cairo; and it is what I will speak about today — because the time has come for the world to move in a new direction. We must embrace a new era of engagement based on mutual interest and mutual respect, and our work must begin now.

We know the future will be forged by deeds and not simply words. Speeches alone will not solve our problems — it will take persistent action. For those who question the character and cause of my nation, I ask you to look at the concrete actions we have taken in just nine months.

On my first day in office, I prohibited — without exception or equivocation — the use of torture by the United States of America. (Applause.) I ordered the prison at Guantanamo Bay closed, and we are doing the hard work of forging a framework to combat extremism within the rule of law. Every nation must know: America will live its values, and we will lead by example.

We have set a clear and focused goal: to work with all members of this body to disrupt, dismantle, and defeat al Qaeda and its extremist allies — a network that has killed thousands of people of many faiths and nations, and that plotted to blow up this very building. In Afghanistan and Pakistan, we and many nations here are helping these governments develop the capacity to take the lead in this effort, while working to advance opportunity and security for their people.

In Iraq, we are responsibly ending a war. We have removed American combat brigades from Iraqi cities, and set a deadline of next August to remove all our combat brigades from Iraqi territory. And I have made clear that we will help Iraqis transition to full responsibility for their future, and keep our commitment to remove all American troops by the end of 2011.

I have outlined a comprehensive agenda to seek the goal of a world without nuclear weapons. In Moscow, the United States and Russia announced that we would pursue substantial reductions in our strategic warheads and launchers. At the Conference on Disarmament, we agreed on a work plan to negotiate an end to the production of fissile materials for nuclear weapons. And this week, my Secretary of State will become the first senior American representative to the annual Members Conference of the Comprehensive Test Ban Treaty.

Upon taking office, I appointed a Special Envoy for Middle East Peace, and America has worked steadily and aggressively to advance the cause of two states — Israel and Palestine — in which peace and security take root, and the rights of both Israelis and Palestinians are respected.

To confront climate change, we have invested $80 billion in clean energy. We have substantially increased our fuel-efficiency standards. We have provided new incentives for conservation, launched an energy partnership across the Americas, and moved from a bystander to a leader in international climate negotiations.

To overcome an economic crisis that touches every corner of the world, we worked with the G20 nations to forge a coordinated international response of over $2 trillion in stimulus to bring the global economy back from the brink. We mobilized resources that helped prevent the crisis from spreading further to developing countries. And we joined with others to launch a $20 billion global food security initiative that will lend a hand to those who need it most, and help them build their own capacity.

We've also re-engaged the United Nations. We have paid our bills. We have joined the Human Rights Council. (Applause.) We have signed the Convention of the Rights of Persons with Disabilities. We have fully embraced the Millennium Development Goals. And we address our priorities here, in this institution — for instance, through the Security Council meeting that I will chair tomorrow on nuclear non-proliferation and disarmament, and through the issues that I will discuss today.

This is what we have already done. But this is just a beginning. Some of our actions have yielded progress. Some have laid the groundwork for progress in the future. But make no mistake: This cannot solely be America's endeavor. Those who used to chastise America for acting alone in the world cannot now stand by and wait for America to solve the world's problems alone. We have sought — in word and deed — a new era of engagement with the world. And now is the time for all of us to take our share of responsibility for a global response to global challenges.

Now, if we are honest with ourselves, we need to admit that we are not living up to that responsibility. Consider the course that we're on if we fail to confront the status quo: Extremists sowing terror in pockets of the world; protracted conflicts that grind on and on; genocide; mass atrocities; more nations with nuclear weapons; melting ice caps and ravaged populations; persistent poverty and pandemic disease. I say this not to sow fear, but to state a fact: The magnitude of our challenges has yet to be met by the measure of our actions.

This body was founded on the belief that the nations of the world could solve their problems together. Franklin Roosevelt, who died before he could see his vision for this institution become a reality, put it this way — and I quote: "The structure of world peace cannot be the work of one man, or one party, or one nation…. It cannot be a peace of large nations — or of small nations. It must be a peace which rests on the cooperative effort of the whole world."

The cooperative effort of the whole world. Those words ring even more true today, when it is not simply peace, but our very health and prosperity that we hold in common. Yet we also know that this body is made up of sovereign states. And sadly, but not surprisingly, this body has often become a forum for sowing discord instead of forging common ground; a venue for playing politics and exploiting grievances rather than solving problems. After all, it is easy to walk up to this podium and point figures — point fingers and stoke divisions. Nothing is easier than blaming others for our troubles, and absolving ourselves of responsibility for our choices and our actions. Anybody can do that. Responsibility and leadership in the 21st century demand more.

In an era when our destiny is shared, power is no longer a zero-sum game. No one nation can or should try to dominate another nation. No world order that elevates one nation or group of people over another will succeed. No balance of power among nations will hold. The traditional divisions between nations of the South and the North make no sense in an interconnected world; nor do alignments of nations rooted in the cleavages of a long-gone Cold War.

The time has come to realize that the old habits, the old arguments, are irrelevant to the challenges faced by our people. They lead nations to act in opposition to the very goals that they claim to pursue — and to vote, often in this body, against the interests of their own people. They build up walls between us and the future that our people seek, and the time has come for those walls to come down. Together, we must build new coalitions that bridge old divides — coalitions of different faiths and creeds; of north and south, east, west, black, white, and brown.

The choice is ours. We can be remembered as a generation that chose to drag the arguments of the 20th century into the 21st; that put off hard choices, refused to look ahead, failed to keep pace because we defined ourselves by what we were against instead of what we were for. Or we can be a generation that chooses to see the shoreline beyond the rough waters ahead; that comes together to serve the common interests of human beings, and finally gives meaning to the promise embedded in the name given to this institution: the United Nations.

That is the future America wants — a future of peace and prosperity that we can only reach if we recognize that all nations have rights, but all nations have responsibilities as well. That is the bargain that makes this work. That must be the guiding principle of international cooperation.

Today, let me put forward four pillars that I believe are fundamental to the future that we want for our children: non-proliferation and disarmament; the promotion of peace and security; the preservation of our planet; and a global economy that advances opportunity for all people.

First, we must stop the spread of nuclear weapons, and seek the goal of a world without them.

This institution was founded at the dawn of the atomic age, in part because man's capacity to kill had to be contained. For decades, we averted disaster, even under the shadow of a superpower stand-off. But today, the threat of proliferation is growing in scope and complexity. If we fail to act, we will invite nuclear arms races in every region, and the prospect of wars and acts of terror on a scale that we can hardly imagine.

A fragile consensus stands in the way of this frightening outcome, and that is the basic bargain that shapes the Nuclear Non-Proliferation Treaty. It says that all nations have the right to peaceful nuclear energy; that nations with nuclear weapons have a responsibility to move toward disarmament; and those without them have the responsibility to forsake them. The next 12 months could be pivotal in determining whether this compact will be strengthened or will slowly dissolve.

America intends to keep our end of the bargain. We will pursue a new agreement with Russia to substantially reduce our strategic warheads and launchers. We will move forward with ratification of the Test Ban Treaty, and work with others to bring the treaty into force so that nuclear testing is permanently prohibited. We will complete a Nuclear Posture Review that opens the door to deeper cuts and reduces the role of nuclear weapons. And we will call upon countries to begin negotiations in January on a treaty to end the production of fissile material for weapons.

I will also host a summit next April that reaffirms each nation's responsibility to secure nuclear material on its territory, and to help those who can't — because we must never allow a single nuclear device to fall into the hands of a violent extremist. And we will work to strengthen the institutions and initiatives that combat nuclear smuggling and theft.

All of this must support efforts to strengthen the NPT. Those nations that refuse to live up to their obligations must face consequences. Let me be clear, this is not about singling out individual nations — it is about standing up for the rights of all nations that do live up to their responsibilities. Because a world in which IAEA inspections are avoided and the United Nation's demands are ignored will leave all people less safe, and all nations less secure.

In their actions to date, the governments of North Korea and Iran threaten to take us down this dangerous slope. We respect their rights as members of the community of nations. I've said before and I will repeat, I am committed to diplomacy that opens a path to greater prosperity and more secure peace for both nations if they live up to their obligations.

But if the governments of Iran and North Korea choose to ignore international standards; if they put the pursuit of nuclear weapons ahead of regional stability and the security and opportunity of their own people; if they are oblivious to the dangers of escalating nuclear arms races in both East Asia and the Middle East — then they must be held accountable. The world must stand together to demonstrate that international law is not an empty promise, and that treaties will be enforced. We must insist that the future does not belong to fear.

That brings me to the second pillar for our future: the pursuit of peace.

The United Nations was born of the belief that the people of the world can live their lives, raise their families, and resolve their differences peacefully. And yet we know that in too many parts of the world, this ideal remains an abstraction — a distant dream. We can either accept that outcome as inevitable, and tolerate constant and crippling conflict, or we can recognize that the yearning for peace is universal, and reassert our resolve to end conflicts around the world.

That effort must begin with an unshakeable determination that the murder of innocent men, women and children will never be tolerated. On this, no one can be — there can be no dispute. The violent extremists who promote conflict by distorting faith have discredited and isolated themselves. They offer nothing but hatred and destruction. In confronting them, America will forge lasting partnerships to target terrorists, share intelligence, and coordinate law enforcement and protect our people. We will permit no safe haven for al Qaeda to launch attacks from Afghanistan or any other nation. We will stand by our friends on the front lines, as we and many nations will do in pledging support for the Pakistani people tomorrow. And we will pursue positive engagement that builds bridges among faiths, and new partnerships for opportunity.

Our efforts to promote peace, however, cannot be limited to defeating violent extremists. For the most powerful weapon in our arsenal is the hope of human beings — the belief that the future belongs to those who would build and not destroy; the confidence that conflicts can end and a new day can begin.

And that is why we will support — we will strengthen our support for effective peacekeeping, while energizing our efforts to prevent conflicts before they take hold. We will pursue a lasting peace in Sudan through support for the people of Darfur and the implementation of the Comprehensive Peace Agreement, so that we secure the peace that the Sudanese people deserve. (Applause.) And in countries ravaged by violence — from Haiti to Congo to East Timor — we will work with the U.N. and other partners to support an enduring peace.

I will also continue to seek a just and lasting peace between Israel, Palestine, and the Arab world. (Applause.) We will continue to work on that issue. Yesterday, I had a constructive meeting with Prime Minister Netanyahu and President Abbas. We have made some progress. Palestinians have strengthened their efforts on security. Israelis have facilitated greater freedom of movement for the Palestinians. As a result of these efforts on both sides, the economy in the West Bank has begun to grow. But more progress is needed. We continue to call on Palestinians to end incitement against Israel, and we continue to emphasize that America does not accept the legitimacy of continued Israeli settlements. (Applause.)

The time has come — the time has come to re-launch negotiations without preconditions that address the permanent status issues: security for Israelis and Palestinians, borders, refugees, and Jerusalem. And the goal is clear: Two states living side by side in peace and security — a Jewish state of Israel, with true security for all Israelis; and a viable, independent Palestinian state with contiguous territory that ends the occupation that began in 1967, and realizes the potential of the Palestinian people. (Applause.)

As we pursue this goal, we will also pursue peace between Israel and Lebanon, Israel and Syria, and a broader peace between Israel and its many neighbors. In pursuit of that goal, we will develop regional initiatives with multilateral participation, alongside bilateral negotiations.

Now, I am not naïve. I know this will be difficult. But all of us — not just the Israelis and the Palestinians, but all of us — must decide whether we are serious about peace, or whether we will only lend it lip service. To break the old patterns, to break the cycle of insecurity and despair, all of us must say publicly what we would acknowledge in private. The United States does Israel no favors when we fail to couple an unwavering commitment to its security with an insistence that Israel respect the legitimate claims and rights of the Palestinians. (Applause.) And — and nations within this body do the Palestinians no favors when they choose vitriolic attacks against Israel over constructive willingness to recognize Israel's legitimacy and its right to exist in peace and security. (Applause.)

We must remember that the greatest price of this conflict is not paid by us. It's not paid by politicians. It's paid by the Israeli girl in Sderot who closes her eyes in fear that a rocket will take her life in the middle of the night. It's paid for by the Palestinian boy in Gaza who has no clean water and no country to call his own. These are all God's children. And after all the politics and all the posturing, this is about the right of every human being to live with dignity and security. That is a lesson embedded in the three great faiths that call one small slice of Earth the Holy Land. And that is why, even though there will be setbacks and false starts and tough days, I will not waver in my pursuit of peace. (Applause.)

Third, we must recognize that in the 21st century, there will be no peace unless we take responsibility for the preservation of our planet. And I thank the Secretary General for hosting the subject of climate change yesterday.

The danger posed by climate change cannot be denied. Our responsibility to meet it must not be deferred. If we continue down our current course, every member of this Assembly will see irreversible changes within their borders. Our efforts to end conflicts will be eclipsed by wars over refugees and resources. Development will be devastated by drought and famine. Land that human beings have lived on for millennia will disappear. Future generations will look back and wonder why we refused to act; why we failed to pass on — why we failed to pass on an environment that was worthy of our inheritance.

And that is why the days when America dragged its feet on this issue are over. We will move forward with investments to transform our energy economy, while providing incentives to make clean energy the profitable kind of energy. We will press ahead with deep cuts in emissions to reach the goals that we set for 2020, and eventually 2050. We will continue to promote renewable energy and efficiency, and share new technologies with countries around the world. And we will seize every opportunity for progress to address this threat in a cooperative effort with the entire world.

And those wealthy nations that did so much damage to the environment in the 20th century must accept our obligation to lead. But responsibility does not end there. While we must acknowledge the need for differentiated responses, any effort to curb carbon emissions must include the fast-growing carbon emitters who can do more to reduce their air pollution without inhibiting growth. And any effort that fails to help the poorest nations both adapt to the problems that climate change have already wrought and help them travel a path of clean development simply will not work.

It's hard to change something as fundamental as how we use energy. I know that. It's even harder to do so in the midst of a global recession. Certainly, it will be tempting to sit back and wait for others to move first. But we cannot make this journey unless we all move forward together. As we head into Copenhagen, let us resolve to focus on what each of us can do for the sake of our common future.

And this leads me to the final pillar that must fortify our future: a global economy that advances opportunity for all people.

The world is still recovering from the worst economic crisis since the Great Depression. In America, we see the engine of growth beginning to churn, and yet many still struggle to find a job or pay their bills. Across the globe, we find promising signs, but little certainty about what lies ahead. And far too many people in far too many places live through the daily crises that challenge our humanity — the despair of an empty stomach; the thirst brought on by dwindling water supplies; the injustice of a child dying from a treatable disease; or a mother losing her life as she gives birth.

In Pittsburgh, we will work with the world's largest economies to chart a course for growth that is balanced and sustained. That means vigilance to ensure that we do not let up until our people are back to work. That means taking steps to rekindle demand so that global recovery can be sustained. And that means setting new rules of the road and strengthening regulation for all financial centers, so that we put an end to the greed and the excess and the abuse that led us into this disaster, and prevent a crisis like this from ever happening again.

At a time of such interdependence, we have a moral and pragmatic interest, however, in broader questions of development — the questions of development that existed even before this crisis happened. And so America will continue our historic effort to help people feed themselves. We have set aside $63 billion to carry forward the fight against HIV/AIDS, to end deaths from tuberculosis and malaria, to eradicate polio, and to strengthen public health systems. We are joining with other countries to contribute H1N1 vaccines to the World Health Organization. We will integrate more economies into a system of global trade. We will support the Millennium Development Goals, and approach next year's summit with a global plan to make them a reality. And we will set our sights on the eradication of extreme poverty in our time.

Now is the time for all of us to do our part. Growth will not be sustained or shared unless all nations embrace their responsibilities. And that means that wealthy nations must open their markets to more goods and extend a hand to those with less, while reforming international institutions to give more nations a greater voice. And developing nations must root out the corruption that is an obstacle to progress — for opportunity cannot thrive where individuals are oppressed and business have to pay bribes. That is why we support honest police and independent judges; civil society and a vibrant private sector. Our goal is simple: a global economy in which growth is sustained, and opportunity is available to all.

Now, the changes that I've spoken about today will not be easy to make. And they will not be realized simply by leaders like us coming together in forums like this, as useful as that may be. For as in any assembly of members, real change can only come through the people we represent. That is why we must do the hard work to lay the groundwork for progress in our own capitals. That's where we will build the consensus to end conflicts and to harness technology for peaceful purposes, to change the way we use energy, and to promote growth that can be sustained and shared.

I believe that the people of the world want this future for their children. And that is why we must champion those principles which ensure that governments reflect the will of the people. These principles cannot be afterthoughts — democracy and human rights are essential to achieving each of the goals that I've discussed today, because governments of the people and by the people are more likely to act in the broader interests of their own people, rather than narrow interests of those in power.

The test of our leadership will not be the degree to which we feed the fears and old hatreds of our people. True leadership will not be measured by the ability to muzzle dissent, or to intimidate and harass political opponents at home. The people of the world want change. They will not long tolerate those who are on the wrong side of history.

This Assembly's Charter commits each of us — and I quote — "to reaffirm faith in fundamental human rights, in the dignity and worth of the human person, in the equal rights of men and women." Among those rights is the freedom to speak your mind and worship as you please; the promise of equality of the races, and the opportunity for women and girls to pursue their own potential; the ability of citizens to have a say in how you are governed, and to have confidence in the administration of justice. For just as no nation should be forced to accept the tyranny of another nation, no individual should be forced to accept the tyranny of their own people. (Applause.)

As an African American, I will never forget that I would not be here today without the steady pursuit of a more perfect union in my country. And that guides my belief that no matter how dark the day may seem, transformative change can be forged by those who choose to side with justice. And I pledge that America will always stand with those who stand up for their dignity and their rights — for the student who seeks to learn; the voter who demands to be heard; the innocent who longs to be free; the oppressed who yearns to be equal.

Democracy cannot be imposed on any nation from the outside. Each society must search for its own path, and no path is perfect. Each country will pursue a path rooted in the culture of its people and in its past traditions. And I admit that America has too often been selective in its promotion of democracy. But that does not weaken our commitment; it only reinforces it. There are basic principles that are universal; there are certain truths which are self-evident — and the United States of America will never waver in our efforts to stand up for the right of people everywhere to determine their own destiny. (Applause.)

Sixty-five years ago, a weary Franklin Roosevelt spoke to the American people in his fourth and final inaugural address. After years of war, he sought to sum up the lessons that could be drawn from the terrible suffering, the enormous sacrifice that had taken place. "We have learned," he said, "to be citizens of the world, members of the human community."

The United Nations was built by men and women like Roosevelt from every corner of the world — from Africa and Asia, from Europe to the Americas. These architects of international cooperation had an idealism that was anything but naïve — it was rooted in the hard-earned lessons of war; rooted in the wisdom that nations could advance their interests by acting together instead of splitting apart.

Now it falls to us — for this institution will be what we make of it. The United Nations does extraordinary good around the world — feeding the hungry, caring for the sick, mending places that have been broken. But it also struggles to enforce its will, and to live up to the ideals of its founding.

I believe that those imperfections are not a reason to walk away from this institution — they are a calling to redouble our efforts. The United Nations can either be a place where we bicker about outdated grievances, or forge common ground; a place where we focus on what drives us apart, or what brings us together; a place where we indulge tyranny, or a source of moral authority. In short, the United Nations can be an institution that is disconnected from what matters in the lives of our citizens, or it can be an indispensable factor in advancing the interests of the people we serve.

We have reached a pivotal moment. The United States stands ready to begin a new chapter of international cooperation — one that recognizes the rights and responsibilities of all nations. And so, with confidence in our cause, and with a commitment to our values, we call on all nations to join us in building the future that our people so richly deserve.

Thank you very much, everybody.